RBC thấp khi mang thai

RBC thấp khi mang thai

Hồng cầu giảm khi mang thai hay tình trạng thiếu máu, thiếu sắt là hiện tượng thường xảy ra với các thai phụ. Do đó, khi đi khám thai định kì, chị em luôn phải làm xét nghiệm máu, đặc biệt trong 3 tháng đầu và mốc thai 20 tuần. Vậy thiếu máu khi mang thai có tác hại gì?

1. Hồng cầu giảm khi mang thai nghĩa là gì?

Hồng cầu giảm hay còn gọi là tình trạng thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này sau mỗi chu kì khoảng 4 tháng, cũng như cung cấp oxy cho toàn cơ thể. Vì vậy, hồng cầu giảm haythiếu máuthường gây ra triệu chứng khó thở và mệt mỏi điển hình.

Nhiều thai phụ có lượng sắt khá thấp do từng bị thất thoát chất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt mỗi tháng trước khi mang bầu. Phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng thai kì nên đây là lúc cần bổ sung thêm vào nguồn dự trữ sắt cho những thời gian tiếp sau.

Hồng cầu giảm khi mang thai hay tình trạng thiếu máu, thiếu sắt là hiện tượng thường xảy ra với các thai phụ

Hồng cầu giảm khi mang thai hay tình trạng thiếu máu, thiếu sắt là hiện tượng thường xảy ra với các thai phụ

2. Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

Các lý do gây ra giảm hồng cầu bao gồm:

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.

Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.

Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.

Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Nhiều thai phụ có lượng sắt khá thấp do từng bị thất thoát chất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt mỗi tháng trước khi mang bầu

Nhiều thai phụ có lượng sắt khá thấp do từng bị thất thoát chất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt mỗi tháng trước khi mang bầu

3. Triệu chứng cho thấy thiếu máu khi mang thai

Da tái xanh, yếu ớt, thể trạng kém hơn bình thường.

Mệt mỏi bất thường, uể oải, kém khả năng chịu đựng.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.

Dễ thấy khó thở, hụt hơi, đuối sức.

Nhức đầu, có thể ngất hoặc xỉu nhẹ.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.

Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấnlà vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

4. Hồng cầu giảm khi mang thai có tác hại gì?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Bản năng sinh tồn tự nhiên giúp thai nhi tự lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Điều đó cộng với việc thay đổi quá trình tiêu hóa khiến thai phụ luôncó khả năng thiếu máudù ăn uống đầy đủ.

Rất ít khi trẻ bị thiếu sắt lúc sinh.Bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, cơ thể sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc nhẹ cân. Do đó, nếu gặp phải tình trạng thiếu máu, thai phụ có nhiều nguy cơ sinh non và em bé nhỏ con hơn so với tuổi thai.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc nhẹ cân

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc nhẹ cân

5. Cách nào hạn chế thiếu máu khi mang thai?

Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Bác sĩ cũng thường kê Ferrous Sulphate cho các bà bầu có nguy cơ thiếu máu.

Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt

Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.

Bổ sung vitamin C cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, cần đảm bảo ngày nào cũng sử dụng thực phẩm giàu vitamin C. Hailoại sắt, trong đó sắt heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ; sắt non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu

Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc truyền máu.Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không, thai phụ cần làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây thiếu máu.

Chị em vẫn nên bổ sung chất sắt sau khi đã sinh,do việc sinh đẻ làmmất máu khá nhiều. Xét nghiệm máu cần được thực hiện lạisau khi sinhđược 6 tuần.

Sắt dạng viên uống có thể gây táo bón, khó chịu trong dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Chị em có thể hạn chế vấn đềnày bằng cách ăn nhiềuchất xơ và uống thêm nước.

Phòng ngừa thiếu máu dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh thiếu máu. Ngay cả khi chế độ ăn đầy đủ thì bà bầu vẫn có thể thiếu máu như thường. Do đó việc khám thai định kì là vô cùng quan trọng.Nếu có kết quả chẩn đoán thiếu máu, chị em không nên quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ về mức bình thường. Nếu nồng độ sắt quá thấp, việc thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học, tích cực sẽ hỗ trợ phục hồi tỷ lệ sắt cần thiết.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close