Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn liền với quá trình chuyển từ

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn liền với quá trình chuyển từ

TRƯỜNG THPT XUÂN HUY

Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa và sự cần thiết phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

2. Về kỹ năng:

- Có nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước.

3. Về thái độ:

- Có ý thức trong việc quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tin tưởng đường lối, chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.

II. Kiến thức trọng tâm.

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa :

- CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cánh phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.

- HĐH là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học sông nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội.

- CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng vơí công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước

- Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước

+ Phải xây dựng cơ sở vật chất của CNXH

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH

+ Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

+ Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của nhà nước XHCN, tăng cường mới quan hệ liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức.

+ Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới XHCN - Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta:

* Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

- Thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang dựa trên kỹ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

- Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân, thành tựu khoa học công nghệ thường gắn với "hiện đại hóa" gắn với cuộc cách mạng khoa học hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐh đất nước, thực hiện bằng cách gắn CNH,HĐH với phát triển kinh tế tri thức

* Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả.

Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại

Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch lao động theo hướng CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

III. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII B. Thế kỷ XVIII

C. Thế kỷ XIX D. Thế kỷ XX

Câu 2. Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII B. Thế kỷ XVIII

C. Thế kỷ XIX D. Thế kỷ XX

Câu 3. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ

A. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ cơ khí.

B. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.

C. lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.

D. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tiên tiến.

Câu 4. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ

A. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ cơ khí.

B. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tiên tiến.

C. lao động thủ công lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.

D. lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.

Câu 5. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.

C. Tự động hoá. D Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Câu 6. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là khái niệm nào sau đây?

A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Câu 7. Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay ?

A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp.

B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.

C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp.

D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 8. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng

A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

B. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng xuất lao động xã hội.

C. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 9. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản suất.

Câu 10. Nội dung nào sau đây có tính chất cốt lõi trong cơ cấu kinh tế ?

A. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu ngành kinh tế.

Câu 11. Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp B. Kinh tế hiện đại

C. Kinh tế tri thức D. Kinh tế thị trường

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1.Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất là

A. điện B. máy tính

C. máy hơi nước D. xe lửa.

Câu 2. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp. B. Sản xuất.

C. Dịch vụ. D. Kinh doanh.

Câu 3. Sự xuất hiện của công nghiệp hóa gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hóa. D. tiên tiến.

Câu 4. Sự xuất hiện của hiện đại hóa gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hóa. D. tiên tiến.

Câu 5. Ở nước ta phấn đấu đến năm nào thì cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại?

A. 2015. B. 2020. C. 2025. D. 2030.

Câu 6. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. phát huy nguồn nhân lực.

Câu 7. Đâu không phải tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Do phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. Do phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. Do nước ta nghèo và lạc hậu.

Câu 8. Yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước là một trong những

A. nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 9. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất mới là nội dung của

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 10. Việc tiến hành CNH, HĐH ở nước ta có tác dụng

A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển .

B. tạo điều kiện để phát triển LLSXvà tăng năng suất LĐ xã hội.

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế.

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 11 Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu

A. lao động. B. ngành nghề.

C. vùng, lãnh thổ. D. dân số.

3. VẬN DỤNG

Câu 1. Hoạt động nào sau đây thuộc về trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH?

A. Lựa chọn mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.

B. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

C. Tham gia phát triển lực lượng sản xuất mới.

D Tham gia xây dựng quan hệ sản xuất mới.

Câu 2. Gia đình ông X lập trang trại nhưng ông nói không cần đầu tư ứng dụng KHCN vì lo tốn tiền mà chỉ cần tạo các sản phẩm đơn giản rồi bán ra thị trường là được. Nếu em là người nhà ông X em sẽ khuyên ông như thế nào ?

A. Cần trang bị KHCN để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.

B. Nhất trí với quan điểm của ông, không cần đầu tư do tốn kém.

C. Khuyên ông vay vốn ngân hàng để đầu tư.

D. Không có ý kiến tham gia.

Câu 3. A nói với C học xong cấp 3 sẽ đi làm công nhân nên không cần phải đầu tư học hành chăm chỉ làm gì cho mệt. Theo quan điểm của A trái với nội dung nào dưới đây?

A. Nội quy của nhà trường

B. Trách nhiệm của công dân đối với CNH, HĐH.

C. Nội dung CNH, HĐH

D. Đó là quan điểm cá nhân không có gì sai trái.

Câu 4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.

B. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

C. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

D. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần đầu tư cho xây dựng.

Câu 5. Sau khi học xong bài 6 CNH, HĐH đất nước, bạn A nói với bạn B: CNH, HĐH là của người lớn, là học sinh như chúng mình thì làm được gì. Nếu là B em sẽ làm gì?

A. tán thành với ý kiến của A.

B. không tán thành cũng không phản đối.

C. phản đối và bỏ đi nới khác.

D. phản đối ý kiến và giải thích cho A hiểu trách nhiệm của học sinh.

Câu 6. Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, A dự định sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ xin làm công nhân của một Doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp. Biết dự định của A, B khuyên A nên đi học Đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là A em sẽ chọn phương án nào sau đây?

A. Quyết tâm thực hiện dự định của mình.

B. Đi học Đại học theo lời khuyên của B.

C. Hỏi ý kiến của bạn khác.

D. Đi xem bói và lựa chọn theo ý kiến đó.

Câu 7: Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động con trâu đi trước, cái cày theo sau sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa B. Nông thôn hóa

C. Công nghiệp hóa D. Tự động hóa

Câu 8:Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa

C. Tự động hóa D. Trí thức hóa

Câu 9: Ngànhkinh tế nào được coi là ngành "công nghiệp không có khói" ?

A. Du lịch B. Thương nghiệp

C.Dịch vụ D. Công nghiệp

Số điện thoại trao đổi, góp ý: 0913885626 ( Thùy ) hoặc 0986833577 ( Nhung )

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close