Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ

Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

1. Tình huống 1:

Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề Thực Vật, mọi trẻ đều say sưa vẽ,béTuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi. Bétrả lời: Con không thích vẽ bài này. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

* Tìm hiểu nguyên nhân:

- Trò chuyện, trao đổi, gợi mở để trẻ nêu ra suy nghĩ của mình. Ví dụ:

+ Vì sao con lại không thích vẽ bài này?

+ Con có gặp khó khăn gì khi vẽ không?

Sauk hi tìm ra nguyên nhân cô mới đưa ra cách giải quyết.

* Cách giải quyết:

Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con.

Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu tùy theo khả năng của trẻ.

Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu ví dụ cho con vẽ (thực hiện mực đích của giờ vẽ theo mẫu), Nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.

2. Tình huống 2:

Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: Chú bộ đội đi xa nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp.

* Tìm hiểu nguyên nhân:

- Trò chuyện với trẻ để biết nguyên nhân vì sao trẻ không vỗ được. Có thể là do trẻ thấy khó thực hiện hoặc có thể do trẻ mất tập trung trong khi học. Sau khi tìm ra nguyên nhân cô đưa ra cách giải quyết.

* Cách giải quyết:

Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài.

Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhúng vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc.

3. Tình huống 3:

Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được bé đó ?

* Tìm hiểu nguyên nhân:

- Cô đến vỗ về trẻ bị đau bụng tạo cho trẻ cẩm giác an toàn và hỏi trẻ một số câu hỏi:

+ Con bị đau ở đâu?

+ Trước khi đi học con ăn những gì?

+ Con có muốn đi vệ sinh không?

Sau khi tìm ra nguyên nhân cô đưa ra cách giải quyết.

* Cách giải quyết:

Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.

Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ

Cô đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi.

Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí.

- Nếu cháu vẫn đau cô có thể lien lạc với phụ huynh đến đón và đưa cháu đi khám.

4. Tình huống 4:

Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi Bé tập làm bác sĩ, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa ?

* Cách giải quyết:

Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng.

Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.

Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bênh nhân để thực hiện ý tưởng chơi mẹ bệnh nhân.

5. Tình huống 5:

Trong khi rửa mặt cho trẻ 24-36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào ?

* Cách giải quyết:

Để lại chác đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sối rồi phơi nắng.

Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiếm sang các békhác.

Dùng thuốc nhở mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác.

Giờ trả bé trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác).

6. Tình huống 6:

Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi với cát và nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?

* Tìm hiểu nguyên nhân:

Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại.

* Cách giải quyết:

Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).

Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu béthích chơi thìbésẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).

Nếu cháuvẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn

7. Tình huống 7 :

Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình trường mầm non của bé. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: Các con xây xong chưa ?, trẻ trả lời: Thưa cô, xong rồi ạ. Cô giáo đứng ngắm công trình trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo và chờ đợi cô Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn xử lý như thế nào ?

* Cách giải quyết:

Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ.

Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cái gì được cô động viên, khuyến khích, cái giừ chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm.

Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và có chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.

8. Tình huống 8:

Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: Em thêm một tuổi (Chủ đề tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát bỗng 1 bé trai đứng lên nói: Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Là giáo viên cùng nhóm thực tập, bạn sẽ làm thế nào ?

*Cách giải quyết:

Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé.

Cô khen bétrai đã biết được giai điệu bài hát nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các bégiơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tay cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác.

Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi đi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lượng giờ dạy.

9. Tình huống 9:

Trong giờ ngủ trưa, có một số béchưa ngủ được. Béthì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, béthì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có béthì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác ?

* Tìm hiểu nguyên nhân:

- Đến bên trò chuyện với trẻ để trẻ có cảm giác an toàn. Gợi mở, hỏi nhỏ trẻ một vài câu hỏi:

+ Tại sao con lại không ngủ?

+ Con có cảm thấy khó chịu/ đau ở đâu không?

Sau khi tìm ra nguyên nhân cô đưa ra cách giải quyết.

* Cách giải quyết:

Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ.

Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những békhó ngủ.

Trường hợp békhông muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.

* Tình huống 10:

Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 24 tháng) với nội dung Chọn đồ chơi màu đỏ. Khi cô giáo yêu cầu: Các con chọn cho cô nơ màu đỏ thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của mình.

Có thể do 3 nguyên nhân:

Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.

Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.

Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.

Cách xử lí:

Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay béđang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng. Hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.

Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được.

* Tình huống 11: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi vui vẻ, bỗng có 02 bé trai tranh giành nhau 1 chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, cô sẽ sử lý tình huống này như thế nào ?

Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ oản tù tì trước để ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì hai bé sẽ tự chơi thôi.

* Tình huống 12: Trong giờ chơi cướp cờ bé hoa cứ giành chơi mai, cô nhắc nhở thì bé bảo: bố mẹ con nói gia đình con có nhiều đóng góp cho nhà trường nên con phải được ưu tiên chơi nhiều. Nếu là giáo viên trong tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cô sẽ đến bên bé Hoa, xoa đầu bé và kể cho bé nghe 1 câu truyện về sự biết chia sẻ đồ chơi của bác Gấu cho các bạn Thỏ Trắng, Thỏ Nâu, Cáo.thế nên trò trơi đã thực sự vui hơn và ai cũng yêu quý bác Gấu. Trong tình huống này gđ của bé Hoa là mấu chốt của vấn đề vì vậy gv nên gặp trực tiếp bố mẹ của bé Hoa và nói chuyện với họ để họ hiểu đc dạy con như vậy là họ đã hại con mình sống ích kỉ. Và để họ hiểu đc lỗi của mình trong tình huống này.

* Tình huống 13: Hiệu trường được phụ huynh phản ánh con họ bị giáo viên đánh và để lại dấu vết trên người. Họ muốn hiệu trưởng kỷ luật người giáo viên kia. Hiệu trưởng sẽ xử lý như thế nào

Hiệu trưởng nhận được thông tin giáo viên đánh học sinh:

Xem thông tin đó từ ai? Nếu từ phụ huynh phản ánh thì xem xét mức độ chấn thương, kể cả chấn thương tâm lý của em bé để đưa ra cách xử lý.

Nếu không trầm trọng, hãy bằng mọi cách làm mọi việc nhẹ đi.

Nói chuyện với giáo viên, phân công giáo viên khác kèm cặp cô giáo đó sự kiềm chế và năng lực sư phạm.

* Tình huống 14: Cô Lan là giáo viên mầm non, cô phụ trách lớp mẫu giáo nhỏ cùng với một người nữa. Người đồng nghiệp của cô thường xuyên đi ra ngoài với lý do này lý do nọ. Sau khi lớp ổn định trật từ thường là chị đi ra ngoài . Cô Lan nên góp ý với đồng nghiệp như thế nào ?

Hãy nói với cô kia: Em trông học trò một mình không ngại vất vả, nhưng có những lúc em phải làm các việc khác như dọn vệ sinh, lấy đồ ăn mà không quán xuyến được tất cả thì em lo nếu có xảy ra chuyện gì đó cho các bé. Bởi vậy, nếu chị cần làm việc a b c chị cố gắng đi giờ nghỉ trưa, em sẵn lòng trông lớp để chị đi.

Nói như vậy vừa cứng lại vừa mềm, vẫn tạo điều kiện giúp chị bạn khó khăn vất vả, mà vẫn trói buộc chị ta với trách nhiệm công việc. Giáng tiếp nói cho chị ấy biết nếu có việc gì xảy ra thì bắt buộc phải báo cáo chị đã vằng mặt với BGH

* Tình huống 15: Cô Lan hôm nay dạy học về các lại trái cây. Trong lúc chuẩn bị đồ dùng dạy học là các loại quả tươi, cô có đi ra ngoài và khi quay lại các học trò đã ăn mất hoa quả cô chuẩn bị. Cô nên xử lý như thế nào ?

Nếu trẻ ăn mất trong lúc chưa dạy học về quả:

Dùng tranh hoặc các học liệu khác như video, hình trên internet để dạy.

Hãy nói việc nếm trái cây sẽ làm vào hôm khác (Nếu cô giáo sẵn lòng bỏ tiền mua lại)

Hoặc trẻ nếm nó ở nhà, giờ học sau sẽ hỏi lại.

* Tình huống 16: Trong tiết mỹ thuật, cô giáo yêu cầu cả lớp vẽ con thuyền trên biển. Bé Tuấn Anh lại vẽ con gà. Dù cô giáo đã nhắc nhở những bé vẫn tiếp tục vẽ con gà và không thực hiện theo yêu cầu của cô giáo. Cô nên xử lý như thế nào trong trường hợp này

Bé Tuấn Anh ko thích vẽ cái cô bắt vẽ cũng có lý của bé. Đừng ép buộc bé. Tiêu chí về môn tạo hình bé đã đạt, Tuy nhiên bạn có thể trò chuyện với trẻ rằng con vẽ con gà cũng đẹp đấy và buổi sau con sẽ vẽ hình giống các bạn cho cô xem nhé.

* Tình huống 17: Phụ huynh muốn cho con đi học thêm ngay từ khi đang học mầm non để chuẩn bị cho bé vào lớp một. Cô giáo nên xử lý như thế nào.

Phụ huynh muốn cho con đi học thêm để chuẩn bị vào lớp 1

Bạn hãy nói với phụ huynh .bạn sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục mầm non. Trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, và để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của chúng

* Tình huống 18: Bé trai bị bé gái tát vì hôn bạn trong lớp, cô giáo sẽ xử lý như thế nào.

Nếu tát ko có đau lắm. Hãy bảo bé trai lần sau muốn hôn bạn phải xin phép. Bạn đồng ý mới được hôn.

Nếu bé gái hơi quá tay thì cần nói chuyện với bé gái: Con làm vậy là đúng rồi, nhưng bạn ấy yêu quý con mới làm vậy, đừng mạnh tay bạn sẽ đau và không yêu con nữa đâu, có thể còn ghét con nữa đấy. Hãy để các bé làm lành với nhau và biết cách bộc lộ tình cảm vừa phải.

* Tình huống 19: Bạn muốn đóng góp cho nhà trường về phương pháp dạy và học, bạn muốn đưa ra những sáng tạo của mình nhưng bị nhiều đồng nghiệp lâu năm hơn dị nghị, bị nói là ngựa non háu đá. Nên xử trí như thế nào

Hãy xem lại cách bạn trình bày, nếu bạn quá tự tin thì đó là bài học kinh nghiệm cho bạn.

Mới ra trường, bạn còn chưa có kinh nghiệm, chưa giỏi giang, hãy khiêm tốn học tập. Những vấn đề bạn đưa ra có thể bạn rất tâm đắc, nhưng các gv đi trước có thể đã biết mà không tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hãy tìm hiểu tất cả trước khi bộp chộp đưa ra lời nhận xét hay phát biểu gì đó về chuyên môn.

* Tình huống 20: Có một bé tên là Nam bị các bạn trong lớp xa lánh, không ai chơi cùng. Cháu thường ko tham gia các trò chơi với các bạn và đôi khi không nghe cả lời cô giáo. Nên xử trí như thế nào ?

Trong trường hợp này các cô nên tìm hiểu bằng cách quan sát kỹ hơn cháu Nam hàng ngày để tìm ra nguyên nhân những biểu hiện đó. Thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân do sự cư xử của bé với các bạn có vấn đề. Hai là bé có vấn đề về tâm lý

Về cư xử có thể bé thường hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Không nhường nhịn chia sẻ với các bạn. Hay là nói tục, đánh bạn. Giáo viên có thể hướng trẻ hòa đồng bằng cách khuyên nhủ, tổ chức trò chơi tập thể , trẻ sẽ dần có cảm tình hơn với các bạn và tự nhiên sẽ chia sẻ với các bạn

Nếu vấn đề là từ tâm lý cần nói chuyện với phụ huynh để phát hiện kịp thời. Có thể ở nhà trẻ không có không gian vận động, thường xuyên xem tivi, đồ chơi công nghệ quá nhiều, hay bố mẹ trẻ thường mắng mỏ

* Tình huống 21: Trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ tại lớp, có cháu không thực hiện theo yêu cầu của cô thì xử lý tình huống này như thế nào?

- Nếu do trẻ mệt, giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi.

- Nếu do trẻ không tập trung chú ý, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, bài hát, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút trẻ hướng trẻ vào hoạt động chung.

- Nếu do nội dung hoạt động không hấp dẫn trẻ, giáo viên có thể cho trẻ hoạt động khác nếu không ảnh hưởng đến các bạn.

* Tình huống 22: Trong lớp có một cháu rất bướng bỉnh, hay tranh giành đồ chơi thích giữ đồ chơi để chơi một mình, cô xử lý thế nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân

- Cô phân tích cho trẻ hiểu đồ chơi ở lớp là đồ chơi chung, tất cả các bạn đều được chơi và khi chơi thì các bạn nên chơi cùng nhau và nhường nhịn nhau

- Cô thường xuyên quan sát, gần gũi động viên trẻ, dành thời gian chơi với trẻ và đưa trẻ vào chơi cùng với các bạn.

* Tình huống 23: Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào?

- Giáo viên báo ngay cho ban giám hiệu cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.

- Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm

* Tình huống 24: Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Cô nên giải thích cho phụ huynh biết: Nhà trường không được phép nhận thuốc kháng sinh.

- Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc cảm, thuốc ho thông thường cho cháu uống tại lớp (Tiếp tục uống sau khi đã điều trị khỏi bệnh ở nhà)

- Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng, thời gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cho con sử dụng các loại thuốc này.

* Tình huống 25: Có một trẻ trong giờ hoạt động góc, trẻ chỉ thích chơi mãi ở một nhóm chơi, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

Giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân:

- Nếu kỹ năng chơi của trẻ nghèo nàn thì giáo viên cung cấp kỹ năng chơi cho trẻ bằng cách cô chơi cùng trẻ với đồ dùng đồ chơi có sự chuẩn bị kỹ để trẻ có kỹ năng qua chơi.

- Nếu trẻ chỉ thích chơi cùng nhóm bạn hoặc cùng góc chơi thì giáo viên cần bao quát hướng trẻ trong việc phân vai, nhận vai chơi.

- Giới thiệu nội dung chơi, đồ chơi mới ở các góc chơi khác để thu hút trẻ.

* Tình huống 26: Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã chảy máu, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Đưa trẻ vào phòng y tế, phối hợp với đồng chí y tế sơ cứu tại chỗ.

- Nếu nặng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để xử lí.

- Gọi điện báo với phụ huynh về tình trạng của trẻ để phối hợp giải quyết.

* Tình huống 27: Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.

- Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể.

- Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn

- Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một.

- Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều.

* Tình huống 28: Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát

- Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương đối riêng biệt.

- Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào giấc ngủ.

* Tình huống 29: Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Cô giáo cần phải cho trẻ nằm cố định, tách trẻ ra khỏi các bạn. Cô động viên an ủi trẻ cho trẻ bình tĩnh và khỏi hoảng sợ, báo cho ban giám hiệu, y tế nhà trường biết.

- Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện.

* Tình huống 30: Trong lớp có một trẻ bị sốt cao, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước hoa quả, nước chè đường.

- Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

* Tình huống 31: Ở lớp có một trẻ rất hay đánh bạn, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

-Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp cụ thể

- Giải thích cho trẻ hiểu không nên đánh bạn vì đánh bạn là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau.

- Nếu có việc gì cần cô giải quyết thì nên trình bày với cô để cô giúp đỡ.

* Tình huống 32: Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu rửa tay, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân:

- Nếu trẻ chưa biết cách rửa tay giáo viên cần hướng dẫn trẻ và giải thích cho trẻ vì sao phải rửa tay trước khi ăn.

- Giáo viên thường xuyên quan sát, nhắc nhở trẻ trước giờ ăn.

- Động viên khích lệ trẻ để trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định của lớp

* Tình huống 33: Khi có một trẻ bị bỏng nước sôi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Giáo viên cần tách ngay trẻ ra khỏi chỗ nước gây bỏng

- Rửa hoặc ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh (sạch) để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng.

- Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng(nếu có),

- Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

* Tình huống 34: Đến giờ ăn có một trẻ bị đánh đổ hết bát cơm có thức ăn mặn, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Giáo viên tuyệt đối không được trách phạt trẻ, cô phải động viên an ủi trẻ và thay cho trẻ bát cơm mới.

- Theo quy chế tổ chức giờ ăn, giáo viên phải chia thừa một xuất thức ăn mặn đề phòng trẻ làm đổ cơm.

- Nếu giáo viên không thực hiện đúng quy chế chia ăn thì ngay lập tức giáo viên phải đi xin bổ sung ngay cho trẻ.

* Tình huống 35: Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ:

- Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh)

- Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày.

- Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close