Máy móc, thiết bị là tài khoản nào

Máy móc, thiết bị là tài khoản nào

Mua thiết bị sản xuất thanh toán bằng chuyên khoản.

Ví dụ cụ thể: Công ty PG có những chứng từ như:
Công ty Thi công, trang trí các công trình nhỏ
Chi phí Q.4/2008
Vốn điều lệ: 500.000.000 đ
Mua nguyen vat liệu: 20.000.000
Công cu lao động: 21.000.000
Chi phi văn phòng (Muc in, giấy): 10.000.000
Tiền lương văn phòng: 25.000.000
Tiền lương công nhân thời vụ: 30.000.000
Doanh thu phat sinh T.12 : 50.000.000
Theo QĐ 48, yêu cầu chỉ ra cách hạch toán những chứng từ trên?
1
Vốn điều lệ: 500.000.000 đ
Hạch toán vào TK 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Hình thức góp vốn công ty : tiền mặt, tiền gởi ngân hàng hoặc tài sản.
Ghi có 4111 /Có các TK 1111/1121/ hoặc Có cho nhóm TK 2111 Tài sản cố định hữu hình tương ứng sau :
21112- Nhà cửa, vật kiến trúc
21113- Máy móc, thiết bị
21114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
21115- Thiết bị, dụng cụ quản lý

2.
Mua nguyên vật liệu: 20.000.000. và Công cụ lao động: 21.000.000
Tuỳ theo tính chất của nguyên vật liệu này có muốn quản lý hay không ? nếu không cần quản lý thì đưa hẳn vào 1541 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Tuy nhiên làm vậy thì không ổn và hay lắm. Phải thông qua kho, làm thủ tục để quản lý:
152-Nguyên vật liệu : 20.000.000 đồng
153-Công cụ, dụng cụ: 21.000.000 đồng
Ghi Nợ : 152-Nguyên vật liệu : 20.000.000 đồng/ Có TK 1111(trả tiền mặt) hoặc Ghi Có : 1121 (thanh toán qua ngân hàng) hoặc Ghi Có : tk 331 nhà cung cấp
Tất nhiên, phải có bút toán thuế đi kèm theo nữa nếu hàng hoá đó có thuế GTGT đầu vào.
Giả sử :
Mua nguyên vật liệu trà bằng tiền mặt :
Nợ 152 Nguyên vật liệu >Tiền hàng : 20 Triệu
Nợ 1331 Thuế GTGT của HH DV được khấu trừ > 2 triệu
Ghi Có 1111- tiền mặt : 22 triệu.
Sau đó xuất ra nguyên vật liệu để sản xuất, ghi :
Nợ 1541 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có 152 Nguyên vật liệu
(Theo số lượng cùng đơn giá bình quân gia quyền nếu em tính theo phương pháp bình quân gia quyền và kê khai thường xuyên)
Riêng công cụ dụng cụ, nếu số lượng nhiều thì hạch toán vào TK 153 như đã trình bày trên.
Tuỳ theo tính chất của công cụ đó có liên quan đến sản xuất hay không, nếu có thì khi xuất ra hạch toán vào tk 15473
Khi xuất hạch toán : Nợ 15473/Có 153
TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, anh xây dựng chi tiết như sau :
1541 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
1542 Chi phí nhân công trực tiếp
1547 Chi phí sản xuất chung
15471- Chi phí nhân viên phân xưởng
15472- Chi phí vật liệu
15473- Chi phí dụng cụ sản xuất
15474- Chi phí KHTSCĐ
15477- Chi phí dịch vụ mua ngoài
15478- Chi phí bằng tiền khác
Còn trường hợp, mua công cụ dụng này về cho bộ phận để sử dụng như máy tính bỏ túi, USB,. thì hạch toán thẳng vào chi phí không cần qua TK 153 công cụ dụng cụ.
+ Tài khoản 642 chi phí quản lý kinh doanh, có 2 tài khoản cấp 2 :
6421 chi phí bán hàng
6422 chi phí quản lý doanh nghiệp
Và nên xây dựng chi tiết ra để quản lý (Ứng dụng QĐ 15 để xây dựng)
642- Chi phí quản lý kinh doanh
6421- Chi phí bán hàng
64211- Chi phí NV bán hàng
64212- Chi phí vật liệu, bao bì
64213- Chi phí dụng cụ, đồ dùng
64214- Chi phí KHTSCĐ
64215- Chi phí bảo hành
64217- Chi phí dịch vụ mua ngoài
64218- Chi phí bằng tiền khác
6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
64221- Chi phí nhân viên quản lý
64222- Chi phí vật liệu quản lý
64223- Chi phí đồ dùng văn phòng
64224- Chi phí KHTSCĐ
64225- Thuế, phí và lệ phí
64226- Chi phí dự phòng
64227- Chi phí dịch vụ mua ngoài
64228- Chi phí bằng tiền khác
3.- Chi phi văn phòng (Muc in, giấy): 10.000.000.
Cần hạch toán vào 6421/6422 tương ứng cho đối tượng nào sử dụng
Ghi Nợ 6421 hoặc Nợ 6422 : 10.000.000 đồng
Tương ứng ghi có TK 1111/1121 hoặc công nợ : 331
Nhớ hạch toán phần thuế GTGT .
4. Tiền lương
4.1 Tiền lương văn phòng: 25.000.000.
4.2 Tiền lương công nhân thời vụ: 30.000.000

Hai khoản này, lưu ý cách hạch toán tương tự như QĐ 15.

Bước 1 : Tiền lương phải trả (Căn cứ vào bảng phân bổ lương)
+Tiền lương phải trả văn phòng : 25.000.000
Nợ 6421 hoặc 6422 (tách lương của kinh doanh và bộ phận quản lý chi tiết ra được thì tốt)
+ Tiền lương phải trả công nhân thời vụ : 30.000.000
Nợ 1542-Chi phí nhân công trực tiếp
Ghi có TK 334 Phải trả người lao động : 55.000.000 đồng (25 triệu + 30 triệu)
Bước 2 : Khi thanh toán tiền lương, ghi : (căn cứ bàng lương để thanh toán)
Nợ 334 Phải trả người lao động : 55.000.000 đồng
Có 1111 Tiền mặt : 55 triệu
Chú ý : Các khoản này, các bạn phải tìm hiểu thêm có trích trừ đóng BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn, thuế TNCN gì nữa không?.

5.Doanh thu phát sinh T.12 : 50.000.000
Tài khoản doanh thu, được phân ra như sau :
5111- Doanh thu bán hàng hoá
5112- Doanh thu bán các thành phẩm
5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ
5118- Doanh thu khác

Khi xuất hoá đơn ghi :
Có 5111 Doanh thu bán hàng hoá (Tiền hàng) : 50 triệu
Có 33311-Thuế GTGT đầu ra : 5 triệu (giả sử thuế suất là 10%)
Khách hàng thanh toán bằng
Nợ 1111 Tiền mặt : 55 triệu, hoặc
Nợ 1121 Tiền gởi ngân hàng : 55 triệu;
hoặc khách hàng nợ tiền hàng, ghi :
Nợ 131 Phải thu của khách hàng
Các chi phí liên quan trực tiếp đến công trình sẽ được ghi vào TK 154. Giả sử hoá đơn mua vào là trực tiếp nên không có thuế VAT.

Các nghiệp vụ phát sinh được mô phỏng như dưới đây (chưa đầy đủ vì chưa có đủ thông tin). Các nghiệp vụ được cho sẽ được hạch toán như sau:

1. Giả sử vốn góp bằng vốn điều lệ bằng tiền gửi ngân hàng:
Ghi Nợ 112 / Có 411: 500.000.000

2. Mua vật liệu bằng tiền gửi ngân hàng (vì là công ty xây dựng nên nhất thiết nhập kho; nhưng đã có doanh thu phát sinh, mình nghĩ vật liệu này được mua và dùng hết cho công trình bỏ qua bút toán nhập kho)
Ghi nợ 154 (chi tiết theo công trình)/Có 112: 20.000.000

3. Công cụ lao động mua (bằng tiền gửi NH) phục vụ công trình sẽ không mất đi sau khi sử dụng, giả sử dùng được trong 1 quý. Số liệu của 1 quý nên toàn bộ sẽ được đưa vào chi phí xây dựng công trình; nếu tính theo từng tháng thì phải đưa vào chi phí chờ phân bổ và phân bổ theo từng tháng (hoặc theo công trình)
Ghi nợ 154 (chi tiết theo công trình)/Có 112: 21.000.000

4. Văn phòng phẩm phục vụ cho quản lý, mua và đưa vào chi phí quản lý (không có chi phí bán hàng)
Ghi nợ 642 (CP VPP)/ Có 112: 10.000.000

5. Tiền lương văn phòng (giả sử chưa trích BHXH, công đoàn phí và chưa kê khai thuế TNCN tính mấy chi phí này sau) theo đúng nguyên tắc kế toán Ghi Có TK 334 sau đó thanh toán ghi Nợ TK 334.
a. Ghi nhận CP và phải trả nhân viên: Ghi Nợ 642 / Có 334: 25.000.000
b. Thanh toán lương văn phòng: Ghi Nợ 334 / Có 112: 25.000.000

6. Lương công nhân thời vụ: sẽ hạch toán vào TK 622 sau đó kết chuyển qua TK 154 theo từng công trình
a. Ghi nhận CP tiền lương: Ghi Nợ 622 / Có 334: 30.000.000
b. Thanh toán tiền lương: Ghi Nợ 334 / Có 112: 30.000.000
c. Phân bộ chi phí theo công trình: Ghi Nợ 154 / Có 622: 30.000.000

7. Doanh thu phát sinh (gỉả sử hoá đơn trực tiếp, không có thuế VAT)
a. Ghi nhận doanh thu: Ghi Nợ 331 / Có 511: 50.000.000
b. Thu tiền bằng chuyển khoản: Ghi Nợ 112/ Ghi Có 331: 50.000.000

Bảng cân đối số phát sinh:
|Tài khoản|PS Nợ |PS Có|Số Net|
|112|550.000.000|106.000.000|444.000.000
|154|71.000.000 |0 | 71.000.000
|331|50.000.000|50.000.000|0
|334|55.000.000|55.000.000|0
|411|0|500.000.000|(500.000.000)
|511|0|50.000.000|(50.000.000)
|622|30.000.000|0|30.000.000
|642|35.000.000|0|35.000.000
|Tổng cộng|791.000.000|791.000.000|0

8. Kết chuyển chi phí và tính lãi lỗ:
a. Kết chuyển chi phí công trình:
+ Ghi Nợ 154 / Có 622: 30.000.000 Sau đó
+ Nợ 632 / Có 154: 101.000.000 (có thể 154 có số dư nếu có công trình chưa hoàn tất)
b. Kết chuyển Doanh thu vào KQKD: Ghi Nợ 511 / Có 911: 50.000.000
c. Kết chuyển CP vào tính KQKD:
+ Ghi Nợ 911 / Có 632: 101.000.000
+ Ghi Nợ 911 / Có 642: 35.000.000
9. Tài khoản 911 sẽ có PS cuối cùng là Nợ 86.000.000
Kết chuyển lỗ: Ghi Nợ 421 / Có 911: 86.000.000
Ví dụ :
Tổng chi phí gián tiếp, từ TK 1547 Chi phí sản xuất, ta có : x đồng. Giả thuyết cho bài toán này là 10 triệu, bao gồm cho các tiết khoản mục sau :
TK 1547 Chi phí sản xuất
15471-Chi phí nhân viên phân xưởng
15472-Chi phí vật liệu
15473-Chi phí dụng cụ sản xuất
15474-Chi phí KHTSCĐ
15477-Chi phí dịch vụ mua ngoài
15478-Chi phí bằng tiền khác

Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình nào thì phải làm thủ tục ghi chép cho đối tượng đó. Tương tự chi phí nhân công trực tiếp nếu tách ra và theo dõi cho công trình nào thì tốt.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close