Trân thành là gì

Trân thành là gì

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam"Ezoicreport this ad. Điều này luôn đúng, sẽ mãi đúng đến muôn đời sau. Ngay cả một người Việt Nam bản địa, nói tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ từ khi lọt lòng đến khi khôn lớn trưởng thành đôi khi vẫn phát âm sai và viết sai. Việc phát âm sai đôi khi dẫn đến viết sai. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích cho các bạn: Chân Thành hay Trân Thành mới là đúng chính tả.

Chân Thành Hay Trân Thành Từ Nào Đúng Chính Tả?

Hai từ này có lẽ được nhiều người sử dụng sai nhiều nhất, bởi từ Trân được mọi người tiếp xúc rất nhiều qua một vài từ như: Trân trọng cảm ơn, Trân trọng kính mời, Có lẽ vì trân trọng và chân thành tuy ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang chút dáng dấp lịch sự, tôn nghiêm nên người ta dễ nhầm lẫn Tr và Ch. Tuy nhiên, nếu bạn viết Trân thành là hoàn toàn sai chính tả. Từ đúng chính tả Tiếng Việt là từ Chân thành. Từ Trân thành nếu viết trong văn bản sẽ hoàn toàn vô nghĩa.

Tiện đây tôi cũng nói thêm: Trân trọng cảm ơn và Chân trọng cảm ơn thì từ đúng chính tả là Trân trọng cảm ơn. Những từ như Trân Trọng hay Chân Thành thường được sử dụng trong văn bản, thư từ với ý nghĩa tôn trọng, lịch sự, lễ phép và thành tâm, vì thế tuyệt đối không nên viết sai chính tả những từ này. Nếu bạn viết : Trân thành cảm ơn thì thực sự bạn đã mang lại cảm xúc tồi tệ cho người nhận thư rồi đó.

Tại Sao Nhiều Người Viết Sai Chính Tả?

Có muôn vàn lý do dẫn đến một người thường viết sai chính tả. Sau đây là ba lý do mà tôi cho là phổ biến nhất.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Tràng Lợn Là Gì? Dồi Trường Là Bộ Phận Nào Của Heo?

Lý do đầu tiên là lười đọc sách báo. Tôi hoàn toàn không phải người theo ngạch viết lách, văn thơ. Tuy nhiên tôi rất ít khi viết sai chính tả, bởi tôi hay đọc sách. Thói quen đọc sách mục đích chính là giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống, kiến thức, khoa học, kỹ năng. Sách truyện giúp chúng ta phát triển thêm trí tưởng tượng phong phú, một vài thể loại đem đến cho ta cảm xúc vui, buồn, hồi hộp, bất ngờ, Nhưng nếu bạn để ý thêm một chút, các bạn sẽ thấy chữ trong sách rất ít khi sai chính tả. Bởi trước khi được xuất bản thì phải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra từ chính tả, ngữ pháp, nội dung, thông tin, Một khi các bạn đọc nhiều, các bạn sẽ làm quen dần mặt chữ và rất ít khi viết sai chính tả.

Lý do thứ hai là việc phát âm sai dẫn đến viết sai. Bởi chữ Tr và Ch phát âm khác nhau. Tr hay Ch đều được phần lớn người miền Bắc phát âm là chờ Họ phân biệt hai từ này bằng cách nói Chờ nặng hay Chờ nhẹ. Nếu nói Chờ nặng là ý nói Tr, Chờ nhẹ là Ch. Ngay cả người Hà Nội, luốn được coi là nơi có ngôn ngữ chuẩn thì vẫn thường xuyên phát âm Tr và Ch giống hệt nhau, không uốn lưỡi. Vì vậy những người không để ý đôi khi sẽ viết sai chính tả.

Một lý do nữa, tuy ít nhưng có thể xảy ra là thầy cô, cha mẹ đôi khi viết sai dẫn đến việc dạy cho trẻ viết sai. Từ đó hình thành thói quen viết sai chính tả ngay từ thủa ấu thơ. Thói quen này đi cùng năm tháng nên rất khó sửa. (Khó chứ không phải là không thể). Nếu bạn trong trường hợp này, hãy cố gắng bởi viết sai chính tả có những tác hại khôn lường.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Có Bao Nhiêu Ngôn Ngữ Trên Thế Giới?

Tác Hại Của Việc Viết Sai Chính Tả

Đôi khi tôi cũng nghĩ tại sao mọi người hay viết sai đến vậy. Họ không biết việc viết sai chỉnh tả sẽ đem lại hậu quả thế nào sao?

Tôi đã từng nhịn cười không nổi khi đọc một tấm thiệp mời đám cưới. Một tấm thiệp rất đẹp, màu bìa vàng bắt mắt và nét chữ hồng hoa văn bóng bẩy. Tuy nhiên đoạn cuối là: Trân thành cảm ơn. Tôi không hề muốn nhạo báng nhà trai hay nhà gái. Tôi chỉ đang nghĩ đến những người viết ra từ này. Thiệp mời họ gửi đi đến cả trăm người, vậy mà không chút cẩn thận. Họ không cố ý nhưng vô tình làm cho một đám cưới không còn tròn trịa.

Ngay cả những câu khẩu hiệu, bang rôn lớn treo ngoài đường cho mọi người đọc nhiều khi vẫn viết sai. Quê tôi ở Phú Thọ, tôi nhớ đã từng đọc được câu: Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba. Thật không thể giấu được cảm xúc tức tối, uất hận. Đó là ngày lễ lớn của cả nước, kỷ niệm một ngày trọng đại của đấng sinh thành ra dòng dõi người Việt Nam. Vậy mà họ nỡ lòng nào Tôi đau đớn, chua xót. Tôi gào lên: Phải là Giỗ tổ, không phải Dỗ tổ. Dỗ dùng cho từ dỗ dành nghe chưa.

Kết Bài

Qua bài viết này bạn chắc chắn đã có cáu trả lời cho câu hỏi Chân thành hay Trân thành rồi. Bạn cũng biết tác hại của việc viết sai chính tả sẽ ra sao rồi phải không. Nếu bạn cũng đang nằm trong nhóm những người hay viết sai chính ta, xin bạn hãy cố gắng sửa. Dần rồi sẽ quen. Tránh tình trạng bạn dạy con cháu cũng viết sai theo bạn. Hậu quả khôn lường.


Tác giả: Việt Hoàng

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close